Lên đầu trang

Vào giữa trang

Xuống cuối trang

Liên kết
Thống kê
TỔNG LƯỢT TRUY CẬP
TRONG THÁNG
TRONG NGÀY
ĐANG TRUY CẬP
Địa chỉ IP của bạn
3.239.97.34
Giới thiệu >> Giới thiệu trường

- Tên trường: Trường THPT Huỳnh Tấn Phát


- Địa chỉ: Ấp Hưng Chánh, xã Châu Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre


- Ngày tháng năm thành lập: Thành lập năm 1977


- Quyết định thành lập


- Các mốc và thời gian đổi tên trường:


   + 1977: Là phân hiệu trường cấp 3 Bình Đại


   + 1979-1980: Đổi thành trường cấp 3 Bình Yên


   + 1981: Đổi thành Trường PTTH Bình Đại B, rồi Trường THPT Bình Đại B


   + 2007: UBND tỉnh Bến Tre có Quyết định số 1353/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2007 đổi tên thành
Trường THPT Huỳnh Tấn Phát


- Ngày Truyền thống của trường: Ngày 20/8


- Diện tích mặt bằng: 13868 m2


-  Diện tích xây dựng: 1758 m2 

 1. Lãnh đạo Đảng:


   - Chi bộ nhà trường được chính thức thành lập theo QĐ 1177- QĐ/HU ngày 27 tháng 3 năm 2000 của Huyện Ủy Bình Đại ( tách ra từ chi bộ Xã Châu Hưng), lúc bấy giờ có 09 đảng viên. Đồng chí: Nguyễn Xuân Sơn được chỉ định làm  Bí thư chi bộ
                      Đồng chí Lê Quang Vưu: Phó Bí thư chi bộ
    -  Đến  ngày 25 tháng 9 năm 2000 Theo QĐ 1386- QĐ/HU ngày 25 tháng 9 năm 2000 của Huyện Ủy Bình Đại chuẩn y chi ủy sau Đại hội
                 + Nguyễn Xuân Sơn: Bí thư chi bộ
                 + Lê Quang Vưu: Phó Bí thư chi bộ
                 + Phạm Hữu Toại: Bí thư chi bộ
                 + Nguyễn Quang Vinh: Bí thư chi bộ
                 + Hà Thị Kim Thoa: Phó bí thư chi bộ
    -  Đến chi ủy nhiệm kỳ 2003-2005. Theo QĐ 30-QĐ/HU của Huyện ủy Bình Đại
                 + Lê Quang Vưu: Bí thư chi bộ
                 + Nguyễn Xuân Sơn: Phó Bí thư chi bộ
                 + Lê Ngọc Nhân: Chi ủy viên


Đến ngày 31 tháng 8 năm 2009 do đồng chí Lê Quang Vưu chuyển công tác sang đơn vị mới, Thường vụ Huyện Ủy Bình Đại ra Quyết định số 3452-QĐ/HU ngày 14 tháng 10 năm 2009 chỉ định đồng chí Phạm Hữu Toại Bí thư chi bộ nhà trường. Hiện nay chi bộ nhà trường có 24 đảng viên; Chi bộ nhà trường nhiều năm liền được Huyện Ủy Bình Đại công nhận đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh (Từ năm 2000 đến nay )


2. Lãnh đạo nhà trường qua các thời kỳ:


     - Từ năm 1977-1980: Thầy Vũ Trung Hòa - Hiệu trưởng.
     - Từ năm 1980-1981: Thầy Hoàng Ngọc Lân - Hiệu trưởng
     - Từ năm 1981-1983: Thầy Nguyễn Kim Chữ - Hiệu trưởng; Thầy Võ Ngọc Phấn -Phó Hiệu trưởng.
     - Từ năm 1984-1989: Thầy Nguyễn Văn Kinh - Hiệu trưởng; Thầy Võ Ngọc Phấn Phó Hiệu trưởng; Thầy Lê Quang Vưu - Phó Hiệu trưởng; Thầy Phạm Xuân Bình - Phó Hiệu trưởng
     - Từ năm 1989- 8/2009: Thầy Lê Quang Vưu  (HT) các P.HT lần lượt: Nguyễn Hoàng Nhã, Đỗ Thanh Tân (Cấp 2), Phạm Xuân Bình, Nguyễn Thị Kim Oanh (Cấp 2),
Võ Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Xuân Sơn
    - Từ ngày 1.9.2009 đến tháng 3 năm 2010: Thầy Phạm Hữu Toại - Hiệu trường; Thầy Nguyễn Hoàng Nhã – P. HT; Thầy Nguyễn Xuân Sơn – P. HT 
(Thầy Lê Quang Vưu chuyển công tác do được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường THPT Mạc Đỉnh Chi)

   - Từ ngày 1.3.2010 đến nay: Thầy Phạm Hữu Toại - Hiệu trường; Thầy Nguyễn Hữu Chung– P. HT; Thầy Nguyễn Xuân Sơn – P. HT

  - Từ ngày 1.1.2018 đến nay: Thầy Nguyễn Quang Vinh- Hiệu trường; Thầy Nguyễn Hữu Chung– P. HT; Thầy Nguyễn Xuân Sơn – P. HT (Thầy Phạm Hữu Toại chuyển công tác do được bổ nhiệm làm Trường phòng Giáo dục Bình Đại)

- Từ ngày 1.6.2020 đến nay: Thầy Nguyễn Quang Vinh- Hiệu trường; Cô Hà Thị Kim Thoa - P.HT;  Thầy Nguyễn Hữu Chung– P. HT.


3. Công đoàn qua các thời kỳ:


Chủ tịch công đòan lần lượt qua các thời kỳ:
   - Võ Ngọc Phấn: 1977-1980
   - Nguyễn Hoàng Nhã: 1980-1985
   - Trần Minh Huệ: 1985-1989
   - Đoàn Hữu Hạnh: 1989-1990
   - Phạm Xuân Bình: 1990-1992
   - Phạm Bá Phong: 1992-2005
   - Trần Văn Nguyên: 2005-2010

   - Trần Thị Mương: 2010-nay
   - Số lượng CB giáo viên công tác giảng dạy ban đầu (năm 1977) của trường là 19 giáo viên, đến năm học 2009 – 2010 nhà trường có 60 Cán bộ, giáo viên, công nhân viên, trong đó có 29 nữ
   - Số lượng HS 5 năm gần đây
   +  Năm học 2005-2006: 1135HS.  Tỉ lệ TN.THPT: 95,22%
   + Năm học 2006-2007: 1028HS.  Tỉ lệ TN.THPT: 88,18%
   + Năm học 2007-2008: 994HS.  Tỉ lệ TN.THPT: 95,14%
   + Năm học 2008-2009: 953HS.  Tỉ lệ TN.THPT: 85,71%
   + Năm học 2009-2010: 975HS.  Chia ra như sau:
* Khối 10: Có 07 lớp với 321 học sinh ( có 180 HS nữ)
* Khối 11: Có 08 lớp với 346 học sinh ( có 194 HS nữ)
* Khối 12: Có 07 lớp với 308 học sinh ( có 186 nữ). Tỷ lệ Tốt nghiệp: 222/297 ( 74,75%)
   - Thành tích chung của nhà trường:
             + Nhiều năm liền HS đỗ TN THPT đứng thứ hạng khá cao trong tỉnh
             + Năm 1995: Đoàn trường nhận cờ luân lưu của TW Đoàn
             + 2009: Trường đơn vị thi đua xuất sắc Tỉnh Bến tre
   - Thành tích cá nhân:
             + Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh 02:
         Lê quang Vưu
         Đỗ Quang Trạng
   + Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 06
   + CB giáo viên nhận Huy chương và kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục: 16
   + CB giáo viên nhận Huy chương vì sự nghiệp công đoàn: 05
   + Cán bộ, giáo viên nhận Huy chương vì thế hệ trẻ: Nguyễn Xuân Sơn, Lê Quang Vưu, Lê Ngọc Nhân, Lê thái Hòa.
   + Kỷ niệm chương TDTT: 01
    - Cựu HS nhà trường đóng góp:
             + Hỗ trợ HS nghèo hàng năm
             + Đặc biệt Cựu HS, GV đóng góp 100 triệu xây dựng tượng đài Cụ Huỳnh Tấn Phát và đã khánh thành  ngày 01 ngày 5 năm 2009
    - Đánh gíá xếp hạng trong Tỉnh: Luôn đứng tốp từ 10 đến 15 trong 30 trường THPT trong tòan tỉnh
 
                                                         
 
TIỂU SỬ
 KIẾN TRÚC SƯ HUỲNH TẤN PHÁT
 

 
       Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát cón gọi là Sáu Phát (thời chống Pháp) và Tám Chí (thời chống Mỹ) sinh ngày 15 tháng 02 năm 1913 tại xã Tân Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre (trước thuộc Mỹ Tho) trong một gia đình địa chủ phá sản.


 Năm 6 tuổi, cậu bé Phát về sống bên quê ngoại ở xã Điều Hòa, Mỹ Tho (đường Trịnh Hoài Đức hiện nay), Học tiểu học rồi trung học ở trường Trung học Mỹ Tho (Nguyễn Đình Chiểu bây giờ). Sau đó lên Sài Gòn học trường Petrus Ký (bây giờ là trường Lê Hồng Phong) rồi trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương – Hà Nội. Ở cấp nào, cũng là học sinh giỏi và được cấp học bổng. Hồi nhỏ, thích vẽ và có năng khiếu về hội họa. Lớn lên anh còn ham mê đọc các loại sách báo tiến bộ và mác- xit.


Năm 1933, ông thi vào học khóa 8 Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Khi học kiến trúc ở cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (Hà Nội), anh Phát đã là một sinh viên sôi nổi trong mọi hoạt động của Tổng hội Sinh viên Đông Dương và Hội Ái Hữu sinh viên Nam Kỳ.


Năm 1936, anh tham gia phong trào Đông Dương Đại Hội. Cùng một số anh em tổ chức một đòan đại biểu sinh viên, học sinh lên gặp phái đòan Godard ( đại diện chính phủ Bình dân Pháp sang Đông Dương) trình “ Tập thư thỉnh nguyện”. Năm 1938 anh tốt nghiệp thủ khoa ngành kiến trúc. Cuối năm 1938 khi vừa có tấm bằng kiến trúc sư hạng ưu anh trở về Sài Gòn, tập sự hai năm tại văn phòng kiến trúc sư người Pháp Chauchon, anh đã bắt đầu nổi tiếng về tài vẽ phối cảnh. Sau đó anh mở văn phòng kiến trúc sư riêng tại 68 – 70 đường Mayer (nay là Võ Thị Sáu).


Năm 1940 ông là Kiến trúc sư Việt nam đầu tiên mở văn phòng kiến trúc sư ở Sài Gòn. Cuối năm 1941, anh đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế và xây dựng khu trung tâm hội chợ triển lãm Đông Dương tại vườn Ông Thượng (nay là Tao Đàn) do Jean Decoux, toàn quyền Đông Dương thời đó tổ chức.Thời gian này văn phòng kiến trúc của anh đông thân chủ. Anh nổi danh và có nhiều uy tín. Các biệt thự do kiến trúc sư Hùynh Tấn Phát thiết kế trước năm 1943 ở Sài Gòn đến nay vẫn còn giữ nguyên vẽ đẹp cổ kính rất phù hợp với khí hậu nóng, ẩm phương nam. Một số biệt thự vẫn còn đến ngày nay như Biệt thự số 7 Lê Duẩn, Biệt thự số 151 Nguyễn Đình Chiểu; Biệt thự số 6 Nguyễn Huy Lượng…. Tuy nhiên, anh không quan tâm đến làm giàu, ở anh đã có sự chuyển hướng dứt khoát sang hoạt động chính trị.


Với nhiệt huyết của một trí thức yêu nước, anh đứng ra làm Chù nhiệm tuần báo Thanh niên với khuynh hướng chống Pháp, chống Nhật.


Năm 1944, anh đã cùng nhóm Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước sử dụng tờ Thanh niên , phát triển mạnh Phong trào Truyền bá Quốc ngữ, Phong trào Cứu tế nạn đói Bắc Kỳ và đặc biệt Phong trào Thanh niên Tiền Phong mà anh là trưởng ban cổ động.


Ngày 5 tháng 3 năm 1945, anh được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Anh đã cùng anh em lao vào việc tập hợp lực lượng tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho lực lượng cốt cán, tham gia khởi nghĩa cướp chính quyến ở Sài Gòn ngày 25 tháng 8 năm 1945.


Tháng 6 năm 1945, anh lập gia đình với chị Bùi Thị Nga (anh chị có 6 cháu, năm 1968 cháu Lan Khanh bị Mỹ bắt tại khu Rừng Dầu, Tây Ninh, đưa lên trực thăng chở về Sài Gòn, nhưng cháu Khanh đã nhảy từ trên cao xuống hy sinh).


           Đêm 20 tháng 8 năm 1945, tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo (nay là Công Nhân) Xứ ủy lần đầu tiên tổ chức cho Việt minh ra công khai trong cuộc mít tinh trọng thể, nhằm áp đảo tinh thần quân phát xít Nhật và bọn Nguyễn Văn Sâm – Khâm sai của chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đồng thời giỗ chí sĩ Nguyễn An Ninh,anh Huỳnh Tấn Phát là diễn giả chính giới thiệu Việt Minh trong cuộc mít tinh đó.


Đêm 24 rạng 25 tháng 8, anh gấp rút cùng với anh em công nhân và Thanh niên Tiền phong xây dựng Kỳ đài cao 15 mét ghi tên 11 vị trong Hành chính lâm thời Nam Bộ tại ngã tư Charner (nay là Nguyễn Huệ) và Bonard (nay là Lê Lợi).


Cách mạng Tháng Tám thành công, anh phụ trách phòng thông tin báo chí. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, khi quân đội Pháp trở lại xâm chiếm Sài Gòn, anh bị bắt. Nhưng nhờ là một kiến trúc sư tên tuổi nên địch trả tự do cho anh sau ba ngày giam cầm ở bót Catinat.


Ra vùng giải phóng ở chợ Đệm, rồi anh lên Miền Đông. Từ đây anh dẫn đầu đoàn đại biểu Thanh niên Nam Bộ ra Hà Nội dự Đại hội Thanh niên toàn quốc. Trở về Nam, anh được giới thiệu ra ứng cử và đắc cử Đại biểu  khóa I của nước  Dân chủ Cộng hòa ngày 6 tháng 1 năm 1946.


Đầu năm 1946, anh bị địch bắt tại nhà in bí mật số 160, đường Lagrandière (nay là Lý Tự Trọng) và bị kêu án 2 năm tù. Tronh khám, anh được anh chị em bầu làm trưởng ban đại diện “Liên đoàn tù nhân chính trị Khám Lớn Sài Gòn” – 69 Lagrandiêre . Anh đã đấu tranh chống chế độ nhà tù hà khắc của thực dân và cùng anh em biến Khám Lớn Sài Gòn thành trường học văn hóa, chính trị và quân sự, đào tạo một đội ngũ cán bộ cách mạng.
Tháng 11 năm 1947, sau khi được trả tự do, anh bám trụ tại Sài Gòn, liên lạc ngay với tổ chức, được phân công phụ trách công tác trí vận và báo chí ở thành phố,đồng thời là Bí thư Đảng đoàn Đảng Dân chủ Nam Bộ.
Năm 1949, anh ra khu giải phóng, được cử làm ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ kiêm Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ. Sau đó làm ủy viên Ùy ban Kháng chiến Hành chính Đặc khu Sài Gòn, trực tiếp phụ trách Đài phát thanh Tiếng nói Sài Gòn – Chợ Lớn Tự do ở Chiến khu Đ.


Sau Hiệp định Genève năm 1954, Huỳnh Tấn Phát được phân công  trở về Sài Gòn. Để tạo thế công khai hợp pháp, ông làm việc tại văn phòng kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện và đoạt giải nhì (không giải nhất) cuộc thi thiết kế khu văn hóa tại địa điểm Khám Lớn Sài Gòn và Thư viện Sài Gòn ( đồng tác giả với Nguyễn Hữu Thiện) là một trong những công trình đẹp nhất Sài Gòn được giới nghề và công chúng đánh giá cao. Sau đó, ông được bổ sung vào Thành ủy Sài Gòn phụ trách ban Trí vận và Chính quyền vận suốt thời gian địch đánh phá ác liệt phong trào cách mạng Sài Gòn. 


Năm 1960, ông bí mật thóat ly khỏi Sài Gòn, tham gia mặt trận dân tộc Giải phóng Miền nam, Việt Nam, giử chức vụ Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Ủy ban TW, đồng thời là chủ tịch Ủy ban mặt trận Dân tộc giải phóng khu Sài Gòn – Gia Định.Tháng 6/1969, ông được Đại hội đại biểu quốc dân Miền nam bầu làm Chủ tịch chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt nam. Theo Thượng tướng Trần Văn Trà ( nguyên Tư lệnh quân giải phóng miền Nam Việt Nam) thì: Chính Phủ cách mạng lâm thời đã góp một phần quyết định to lớn trong thắng lợi chung của dân tộc ta và chủ tịch Chính Phủ cách mạng lâm thời Hùynh Tấn Phát đã hòan thành vẻ vang vai trò của mình trong lòng nhân dân miền Nam và nhân dân cả nước ( trang 32, HÙYNH TẤN PHÁT cuộc đời và sự nghiệp – NXB Chính trị Quốc gia)


Năm 1977, Đại hội  Dân tộc Thống nhất Việt Nam bầu Ông làm Ủy viên Đoàn Chủ tịch  trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .Năm 1979, Ông kiêm chức vụ Chủ nhiệm ủy ban xây dựng cơ bản Nhà Nước và đại diện thường trực của Việt Nam tại Hội đồng tương trợ kinh tế các nước XHCN (SEV).
Năm 1981, Ông được Quốc Hội khóa VII cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nước CHXHCN VN.
Tháng 6 năm 1982, Ông được cử giữ chức phó chủ tịch hội đồng nhà nước.Năm 1983, đại hội lần thứ II Mặt trận Tổ quốc Việt nam bầu ông làm Chủ tịch đoàn chủ tịch ủy ban trung ương, đồng thời ông đắc cử chủ tịch kiến trúc sư  Việt nam tại Đại hội kiến trúc sư lần thứ III.


Ông là đại biểu Quốc hội khóa I, II, III, VI, VII, VIII.


Do công lao và thành tích đối với cách mạng, Ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương kháng chiến hạng nhất, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.


Đoàn chủ tịch  Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng thưởng Ông Huy chương VÌ SỰ NGHIỆP ĐẠI ĐOÀN KẾT.


Ngày 30 tháng 9 năm 1989, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát từ trần sau một cơn bệnh nặng, thọ 76 tuổi. Đồng bào, đồng chí cả nước xúc động tiếc thương ông, tiếc thương người trí thức đã suốt đời phụng sự Tổ quốc.


Trên đây là những nét lớn về tiểu sử cùng những họat động cách mạng của Hùynh Tấn Phát. Điều đáng nói không phải là ở chỗ chức vụ, danh vọng, vị trí xã hội đã đạt được mà chính là ở tấm lòng, nhân cách, đức độ, tác phong sống của một trí thức chân chính. Người ta kính trọng ông - một kiến trúc sư, một trí thức lớn sẵn sàng vứt bỏ mọi vinh hoa, phú quý của xã hội thượng lưu, lao vào cuộc chiến đấu một mất một còn vì độc lập tự do cho dân tộc.

 

Những người từng sống gắn bó với ông từ cán bộ cấp cao đến người bảo vệ, liên lạc yêu quý mến phục ông với cái tên thân thương Tám Chí. Nhà văn Thép Mới trong bài viết sau khi ông qua đời, có nhận xét: “Phong thái anh không lẫn với ai khác được. Anh đã sống nhiều năm ở vùng Tam Giác Sắt không khác gì các chiến sĩ đồng bào. Lính trẻ Củ Chi chịu anh tình thương lính tráng. Cô bác Phú Hòa Đông, Nhuận Đức quý anh như bạn, như người cao tuổi trong gia đình. Ai cũng trọng anh nhưng không coi anh là nhân sĩ. Anh là người vận động cụ thể, tổ chức cụ thể, chăm lo thể hiện những chủ trương cụ thể về công tác Mặt trận và vận động trí thức ở thành. Anh đã là anh rồi nên không nghĩ đến cá nhân nhiều…

 

Cái cách anh quan hệ ứng xử với các bạn trí thức, đến với cách mạng cũng có những nét riêng. Anh không hùng biện không sắc cạnh, không bắt ai phục mình. Ánh sáng là ánh sáng chung của cuộc đời. Tự anh không phát sáng. Nhưng anh biết làm cho “than hồng nhen thành lửa ngọn”.

 

Anh thuyết phục họ bằng chính con người anh, một con người Sài Gòn, lẽ ra có thể sống ít nhiều vương giả lắm chứ, nếu muốn. Vậy mà anh dấn thân vào trường kỳ kháng chiến, dấn thân đến cùng, sống cách mạng một cách chân thật, tự nhiên, trong trẻo” ( Báo nhân dân số ngày 14/10/1989).


Ông đã dành gần như trọn cuộc đời cho những họat động vận động quần chúng trực tiếp, làm công tác phong trào từ khi chủ trương tờ Thanh niên cho đến cuối đời. Ông sống rất chân tình, cởi mở, bao dung sẵn sàng chia sẽ cảm thông với những khó khăn trăn trở với mọi người. Ông rất xứng đáng là danh nhân của dân tộc
 

Tin đọc nhiều nhất
Góc học tập
-    
Toán
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
-    
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
-    
Lớp 10
-    
Hóa
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
-    
Sinh
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
-    
Tin học
-    
Lớp 11
-    
Lớp 10
-    
Lớp 12
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
-    
Sử
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
-    
Địa
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
-    
Tiếng Anh
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
-    
Môn Toán
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
-    
Môn Lý
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
-    
Sinh
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
-    
Tin học
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
-    
Môn Hóa
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
-    
Môn Sử
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Môn Địa
-    
Lớp 10
-    
Lớp 11
-    
Lớp 12
Hình ảnh
Họp mặt chia tay Cô Trần Thị Thu Thảo chuyển công tác

Họp mặt tiễn Thầy Phạm Bá Phong nghỉ hưu

Họp mặt tiễn Cô Quách Thị Mỹ Linh về hưu

Đại hội Đoàn 2015

Họp mặt tiễn Cô Hồ Thị Kim Oanh về hưu

Ảnh tập thể các lớp năm học 2013-2014

Tìm kiếm
Tìm trong chuyên mục

LOGIN
Username
Password

Remember


www.huynhtanphat.edu.vn
Địa chỉ Email: thpthuynhtanphat@bentre.edu.vn    Điện thoại : 0753 853102

                                                                                                                                                                                                             

                                                                                                                                                                                                                        

 

 

Website Security Test